CÔNG TY TRẢ CHI PHÍ ĐIỆN THOẠI THAY NGƯỜI LAO ĐỘNG

Chào luật sư, tôi có vấn đề này thắc mắc mong được luật sư giải đáp:
Công ty tôi đang làm việc có chế độ hỗ trợ trả cước phí điện thoại (trả trực tiếp cho NCC, hóa đơn mang tên công ty) thay cho NLĐ để phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty. Theo như nội quy của công ty thì mức tiền hỗ trợ tối đa là 400 nghìn đồng/tháng/thuê bao. Tuy nhiên, vài tháng qua, nhân viên có nhu cầu sử dụng tăng lên vượt quá mức quy định, song công ty vẫn hỗ trợ chi trả. Vậy, phần vượt này có được trừ vào thu nhập chịu thuế TNCN hay không thưa luật sư? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Luật Đồng Khánh, với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trao đổi, giải đáp cho bạn như sau:
– Căn cứ theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn:

+ Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. (Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
+ Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
– Bên cạnh đó, tại Điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân quy định:
“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
 đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục, … cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”.
– Trong trường hợp công ty là người chi trả chi phí cước điện thoại vượt quá số tiền 400 nghìn theo quy định cho NLĐ thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định sau đây:

Công văn số 4875/CT-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội về chính sách thuế đối với phụ cấp điện thoại; Công văn số 1166 /TCT-TNCN của Tổng cục thuế hướng dẫn về thuế TNCN đối với tiền công tác phí, tiền điện thoại, theo đó:
+ Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động nếu được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong số các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
+ Trường hợp Công ty chi cho người lao động cao hơn mức khoán chi thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Như vậy, đối với NLĐ nhận khoản chi trong mức khoán của Công ty thì không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Trường hợp Công ty chi cho người lao động cao hơn mức khoán chi thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Công ty Luật TNHH Vlegal Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331

Email: luatdongkhanh@gmail.com
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *