MỨC PHẠT ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH THỰC PHẨM KHÔNG ĐẢM BẢO VỆ SINH

Chào luật sư, tôi là G, có vấn đề này mong được luật sư hỗ trợ giải đáp giúp tôi. Tôi có đi mua đồ ăn của một cửa hàng đồ ăn chín, nhưng thấy nhân viên ở đây từ nấu ăn đến phục vụ, không ai dùng găng tay, khẩu trang hay mũ để tránh tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn. Hơn nữa, dụng cụ lấy đồ ăn để lẫn vào nhau, không phân biệt được đâu là để gắp thức ăn gì, trong rất mất vệ sinh. Tôi có hỏi chuyện quản lý ở đó thì nhận được câu trả lời là chỗ này vẫn sạch hơn nhiều chỗ khác. Luật sư cho tôi hỏi, việc bán đồ ăn chín như vậy mà từ nhân viên đến dụng cụ đều không có biện pháp bảo vệ hạn chế tối đa nhưng yếu tố gây hại có thể xâm nhập vào thức ăn. Hơn nữa lại có rất nhiều nơi như vậy khiến người tiêu dùng chúng tôi không yên tâm. Vậy, hành vi này có bị xử phạt gì không? Và nếu có thì mức xử phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Luật Đồng Khánh, với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trao đổi, giải đáp cho bạn như sau:
– Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm”.
– Như vậy, đối với trường hợp cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh đối với người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm như không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thì sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là trách nhiệm của mỗi người, không riêng cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và những người xung quanh. Hãy nâng cao ý thức!
Theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, tùy từng trường hợp các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện thủ tục công bố, xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm, … Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Công ty Luật TNHH Vlegal Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331

Email: luatdongkhanh@gmail.com
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *