PHÂN BIỆT DẤU HIỆU TRÙNG VÀ TƯƠNG TỰ TRONG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Một trong những điều kiện để được bảo hộ đối với các sản phẩm sở hữu trí tuệ là sản phẩm bảo hộ đó không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với sản phẩm đã được bảo hộ trước đó. Trong bài viết này, Vlegal Đồng Khánh xin trao đổi với quý khách hàng rõ hơn về dấu hiệu trùng và tương tự khi xem xét một đối tượng sở hữu trí tuệ.

  Dấu hiệu trùng Dấu hiệu tương tự
Tên thương mại – Tên trùng là trường hợp tên được viết và đọc bằng Tiếng Việt hoàn toàn giống với tên thương mại đã đăng ký bảo hộ Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đã được bảo hộ.
Chỉ dẫn địa lý Chỉ dẫn địa lý trùng nếu giống với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý tương tự là chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Kiểu dáng công nghiệp Khi hai kiểu dáng công nghiệp cùng dùng cho sản phẩm cùng loại, có cùng tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản (được hiểu là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác. Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ) và không cơ bản Khi hai kiểu dáng công nghiệp dùng cho sản phẩm cùng loại và có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau.

Nhãn hiệu

– Khi sử dụng dấu hiệu giống hệt hoặc khó phan biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan về bản chất, tính năng, công dụng, phương thức thực hiện chức năng hoặc phương thức lưu thông trên thị trường đến mức gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ

– Khi sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu về cấu tạo và cách trình bày cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan với hàng hóa, dịch vụ đăng kí kèm theo nhãn hiệu về bản chất, chức năng, cách thức thực hiện chức năng, công dụng và phương thức lưu thông.

Như vậy, theo trình tự thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các chủ thể cần phải thực hiện tra cứu các nhãn hiệu để xem đã có nhãn hiệu nào trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn đã được đăng ký.

Công ty Luật TNHH Vlegal Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331
Email: luatdongkhanh@gmail.com
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *