THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE – YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CÔNG BỐ

Nhằm bổ sung vitamin, tăng cường sức khỏe, người tiêu dùng tìm đến các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Vừa tiện lợi, vừa dễ uống và cung cấp được vitamin cho cơ thể. Do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên pháp luật quy định về yêu cầu đối với loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe này về nội dung công bố trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây:

+) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
+) Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.
2. Yêu cầu về nội dung công bố đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
– Công bố về hàm lượng:

+ Thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm phải được liệt kê trước cùng tên đầy đủ và hàm lượng. Các thành phần khác được liệt kê tiếp sau theo thứ tự giảm dần về khối lượng;
+ Hàm lượng của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất phải đạt được tối thiểu 15% RNI;
+ Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất theo quy định;
+ Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong sản phẩm phải được ghi trên nhãn bằng số và phải được công bố dưới dạng tỉ lệ phần trăm (%) tính theo RNI, dựa trên liều khuyên dùng hằng ngày của sản phẩm hoặc dựa trên một đơn vị sử dụng (serving size).
Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.
– Công bố khuyến cáo về sức khỏe:
+ Công bố khuyến cáo về sức khỏe phải đúng bản chất của sản phẩm, chỉ công bố công dụng của thành phần cấu tạo có công dụng chính hoặc công bố công dụng hợp thành của những thành phần cấu tạo khi có bằng chứng khoa học chứng minh và không công bố công dụng theo cách liệt kê công dụng của các thành phần;
+ Công bố khuyến cáo về sức khỏe, liều lượng, đối tượng sử dụng và cách dùng phù hợp phải thống nhất và phù hợp với các tài liệu tại hồ sơ;
+ Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học nhỏ hơn mức trong các tài liệu khoa học chứng minh thì không được công bố công dụng sản phẩm;
+ Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học đạt như trong tài liệu khoa học khuyến cáo thì được công bố công dụng nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp;
+ Khi hàm lượng các thành phần cấu tạo chưa có mức RNI thì phải cung cấp tài liệu khoa học chứng minh về công dụng của thành phần đó cùng khuyến cáo liều dùng khi công bố.
– Đối tượng sử dụng:
+ Đối tượng phải phù hợp với công dụng đã công bố và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận thông qua bản Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
+ Phải cảnh báo đối tượng không được sử dụng (nếu có).
Với những nội dung công bố như trên, sản phẩm đã phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quy định. Người tiêu dùng biết được rõ đặc tính, thành phần, công dụng của sản phẩm mà mình sử dụng hàng ngày.
Cơ sở chưa biết phải công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thế nào, nên bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ trực tiếp với Luật Đồng Khánh, đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tư vấn cho quý khách công bố sản phẩm của mình.

Luật Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331

Email: luatdongkhanh@gmail.com
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *