PHÂN BIỆT TÊN THƯƠNG MẠI VỚI NHÃN HIỆU

1. Định nghĩa của nhãn hiệu và tên thương mại
– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau

– Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
2. Đặc điểm của nhãn hiệu và tên thương mại
– Đối với nhãn hiệu

+ Là dấu hiệu nhìn thấy được: Với chức năng dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với tổ chức, cá nhân khác thì nhãn hiệu phải là một dấu hiệu nhìn thấy được.
Chính vì đặc điểm này các dấu hiệu như mùi hương, âm thanh sẽ không thể được coi là nhãnhiệu.
+Là dấu hiệu có khả năng phân biệt: Đặc điểm này của nhãn hiệu khiến cho nhãn hiệu có thể thực hiện được chức năng của mình. Với đặc điểm này của nhãn hiệu thì các dấu hiệu không có khả năng phân biệt sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu.
– Đối với tên thương mại
+ Là dấu hiệu nhìn thấy được: đặc điểm này của Tên thương mại cũng tương tự với đặc điểm của nhãn hiệu tức phải là các dấu hiệu nhìn thấy được;
+Có khả năng phân biệt: Do chức năng của nhãn hiệu
3. Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và tên thương mại theo quy định của pháp luật
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hiện nay mối quan hệ giữa Nhãn hiệu và tên thương mại đang được quy định tại Điểm j, khoản 2 điều 74 của Luật sở hữu trí tuệ theo đó:
– Nhãn hiệu sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt nếu “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều 78 của Luật sở hữu trí tuệ thì Tên thương mại được coi là có khả ng phân biệt nếu “Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng”.
Như vậy, một nhãn hiệu có thể bị từ chối bảo hộ nếu dấu hiệu này là dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại đang được sử dụng của người khác và ngược lại Tên thương mại cũng sẽ không có khả năng phân biệt đồng nghĩa với việc không được bảo hộ dưới tên thương mại nếu tên thương mại này trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại được sử dụng một cách hợp pháp. 
4. Thực trạng trong việc xác lập quyền đối với tên thương mại và nhãn hiệu hiện nay
– Đối với nhãn hiệu:

+) Để được bảo hộ phải được đăng ký và phải trải qua một quá trình thẩm định nội dung lâu dài thì mới được cấp văn bằng bảo hộ
+) Phạm vi bảo hộ: Đăng ký tại quốc gia nào thì được bảo hộ ở quốc gia đó.
– Đối với tên thương mại:
+) Quyền đối với tên thương mại được bảo hộ dựa trên việc sử dụng hợp pháp tên thương mại này.
+) Phạm vi bảo hộ: Trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
5. Điều kiện chuyển giao
– Tên thương mại chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh.

– Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển quyền sử dụng.
6. Về số lượng
– Tên thương mại là duy nhất đối với mỗi doanh nghiệp

– Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu khác nhau.

Luật Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331

Email: luatdongkhanh@gmail.com
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *