ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH SẢN PHẨM

1. Mã số mã vạch là công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm,… dựa trên việc ấn định một mã số cho đối tượng cần phân định (sử dụng máy in mã vạch) và thể hiện mã đó dạng vạch để thiết bị (máy quét mã vạch) có thể đọc được.
Mã số mã vạch bao gồm rất nhiều loại tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thường sử dụng loại mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu GTIN-13 và EAN-13.

2. Cấu trúc và ý nghĩa của dãy số bên dưới ký tự

Ví dụ: 893.52174.0015.7

– Ba chữ số đầu tiên – 893 là mã quốc gia GS1 do tổ chức GS1 quốc tế quản trị và cấp cho Việt Nam.
– Kế đến 4,5, hoặc 6 số là mã doanh nghiệp do tổ chức GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho khách hàng đăng ký mã số mã vạch.
– Sau mã doanh nghiệp 2,3 hoặc 4 số tiếp theo thể hiện số phân định vật phẩm do doanh nghiệp tự quản trị và cấp cho vật phẩm của mình.
– Con số cuối cùng gọi là số kiểm tra được tính từ 12 chữ số theo thuật toán xác định của GS1.

3. Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

3.1 Tổ chức cấp phép:

– Doanh nghiệp đăng ký với Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng (GS1 Việt Nam). GS1 Việt Nam là tổ chức mã số mã vạch quốc gia của Việt Nam. GS1 Việt Nam quản lý mã quốc gia 893, được phép cấp mã doanh nghiệp cho các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ có giấy phép kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam.
 Doanh nghiệp sẽ được cấp mã số doanh nghiệp, được hướng dẫn lập mã số vật phẩm và in mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa đúng theo các quy định kỹ thuật trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Doanh nghiệp phải nộp phí đăng ký mã số mã vạch và hàng năm phải nộp phí duy trì sử dụng MSMV theo Thông tư 88/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính.

3.2 Thành phần hồ sơ gồm:

– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Bản đăng ký mã số mã vạch đã điền đầy đủ thông tin, có chữ ký của thủ trưởng.
– Bản danh mục sản phẩm sử dụng mã số mã vạch (đặc điểm, chủng loại, khối lượng, số lượng, kích thước của sản phẩm).
– Phiếu biên nhận hồ sơ.
Số lượng hồ sơ: 2 bộ

3.3 Trình tự thủ tục đăng ký mã số mã vạch

– Doanh nghiệp cần nộp bộ hồ sơ với về Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng (GS1 Việt Nam).
– Hồ sơ được tiếp nhận và kết quả giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch sẽ được trả về sau 20 ngày (kể từ ngày nhận hồ sơ).
– Sau khi được cấp mã số mã vạch, quý khách hàng cần thường xuyên cập nhật, khai báo các thông tin sản phẩm sử dụng mã số mã vạch và khai thác các tính năng khác trên ứng dụng quản lý thông tin sử dụng mã số mã vạch quốc gia (IDD) tại website idd.
– Nếu doanh nghiệp không cập nhật thì sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ không được hiển thị trên phần mềm quét mã số mã vạch trên điện thoại di động.

4. Mức thu phí khi đăng ký mã số mã vạch và phí duy trì

STT Phân loại phí Phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng Phí duy trì
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) 1.000.000
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (doanh nghiệp sử dụng dưới 100 sản phẩm) 500.000
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (doanh nghiệp sử dụng dưới 1000 sản phẩm) 800.000
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (doanh nghiệp sử dụng dưới 10.000 sản phẩm) 1.500.000
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (doanh nghiệp sử dụng dưới 100.000 sản phẩm) 2.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm GLN 300.000 200.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm EAN-8 (GTIN-8) 300.000 200.000
4 Đăng ký sử dụng mã nước ngoài (ít hơn 50 mã sản phẩm) 500.000

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ:
CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Website: luatdongkhanh.com
Email: luatdongkhanh@gmail.com
Hotline: 0919 485331/0978 173801

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *