THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là tên mà cá nhân, doanh nghiệp thường gọi của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (GCN ATTP). Như chúng ta đã biết, hiện nay vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang diễn biến phức tạp, thực phẩm bẩn, ô nhiễm được cơ quan chức năng xử lý ngày càng nhiều. Việc quy định về việc cấp một loại giấy phép để chứng nhận, kiểm định cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm là rất cần thiết. Hiện nay có nhiều văn bản quy định về thẩm quyền cấp GCN ATTP là cho cơ sở, doanh nghiệp khó xác định. Trong bài viết này Luật Đồng Khánh xin trao đổi với quý khách hàng về thẩm quyền cấp loại giấy phép này.
1. Căn cứ pháp lý
– Luật an toàn thực phẩm 2010

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm
– Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
2. Thẩm quyền cấp GCN ATTP
Căn cứ theo các văn bản pháp luật trên, thẩm quyền quản lý an toàn thực phẩm được phân cho 3 bộ: Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mỗi bộ quản lý những thực phẩm đã được phân công và phân cấp cho cơ quan cấp dưới thực hiện việc cấp GCN ATTP. Cụ thể:

 – Bộ y tế
Ở những đơn vị tại mỗi địa phương, Bộ Y Tế sẽ ủy quyền cho những cơ quan cấp dưới để cấp giấy phép như:
+ Cục An toàn Thực phẩm: Cung cấp giấy chứng nhận cho những đơn vị kinh doanh thuộc những lĩnh vực thực phẩm chức năng, những chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, những dụng cụ đựng thực phẩm, …
+ Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm: Có thẩm quyền hỗ trợ, quản lý và cấp giấy phép những đơn vị kinh doanh nước đóng chai, những cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, những dịch vụ ăn uống như quán nước, bếp ăn tập thể, nhà hàng khách sạn, …
– Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ Nông Nghiệp là một trong các cơ quan cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có quyền hạn đối với những sản phẩm nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp ủy quyền cho các cơ quan đơn vị như sau:
+ Sở Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp: Các cơ sở sản xuất và kinh doanh, thu gom giết mổ, vận chuyển, bảo quản các sản phẩm có nguồn gốc động thực vật.
+ Cục thú y cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp: Các cơ sở nuôi trồng thủy sản do trung ương quản lý, …
+ Chi cục thú y cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho những cơ sở sản xuất và kinh doanh gia cầm tươi sống.
– Bộ Công thương
+ Giống như Bộ Y Tế, Bộ Công Thương cũng ủy quyền và phân cấp cho những cơ quan cấp dưới. Những cơ quan trực tiếp tiến hành cấp giấy phép cho các đơn vị kinh doanh như:
+ Vụ khoa học và công nghệ, Vụ thị trường trong nước.
+ Phòng chức năng tại Sở Công Thương của các tỉnh/thành phố trên cả nước.
Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp phép cho những đơn vị kinh doanh mặt hàng như rượu, bia, nước giải khát, sữa, vật liệu, bột và tinh bột, … với sản lượng lớn được sản xuất ra mỗi năm hoặc đối với các siêu thị, cửa hàng tiện ích.
Như vậy, để sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì cơ sở, doanh nghiệp cần xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đúng cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Việc xem xét nên nộp hồ sơ ở cơ quan nào căn cứ vào sản phẩm được sản xuất kinh doanh và mô hình sản xuất kinh doanh. Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí trong vấn đề này, Quý khách hàng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp.

Vlegal Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331

Email: luatdongkhanh@gmail.com
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *