ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO VỚI VẬT NUÔI

“ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO VỚI VẬT NUÔI” là một mục trong Luật Chăn nuôi 2018 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/1/2020. Đây là những quy định mang tính nhân đạo và văn minh mà theo Vlegal Đồng Khánh, chúng ta nên phát huy và chấp hành tinh thần này. Cụ thể, pháp luật quy định như thế nào về việc đối xử nhân đạo với vật nuôi, Luật Đồng Khánh xin trao đổi với quý khách hành trong bài viết này.
Từ Điều 69 đến Điều 72 Luật Chăn nuôi 2018:
Điều 69. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

2. Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;
3. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;
4. Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
5. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Điều 70. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển
Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi;
3. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Điều 71. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ
Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Có nơi lưugiữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;
2. Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
3. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Điều 72. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác
1. Vật nuôi sử dụng trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác phải được đối xử nhân đạo theo quy định tại các điều 69, 70 và 71 của Luật này.

2. Đối xử nhân đạo với vật nuôi phải tôn trọng, hài hòa với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.
Theo đó, pháp luật quy định việc đối xử nhân đạo với vật nuôi cả trong chăn nuôi, quá trình vận chuyển, giết mổ và trong nghiên cứu khoa học công nghệ, và đặc biệt việc đối xử nhân đạo với vật nuôi phải tôn trọng, hài hòa với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.
Đây là những quy định hết sức nhân văn mới được quy định lần đầu tiên thành một mũ trong luật chuyên ngành. Đây là những quy định khuyến khích con người thực hiện hành vi nhân đạo với vật nuôi xung quanh mình. Hạn chế tối đa việc gây thương tích, hành hạ vật nuôi.
Hiện nay, vẫn còn nhiều địa phương ở Việt Nam có phong tục, tập quán chém lợn, đâm trâu, cầu trâu, … Những nghi lễ này thường có lịch sử và có ý nghĩa văn hóa nhất định, tuy nhiên đây vẫn là những hành vi được cho là thiếu tính nhân đạo đối với vật nuôi. Pháp luật quy định như vậy cũng nhằm khuyến khích người dân các địa phương có thể dần tăng tính nhân đạo, nhân văn trong các nghi lễ mang ý nghĩa văn hóa. Có thể thay tế tập tục bằng phương thức khác sẽ đem lại cả ý nghĩa về văn hóa và nhân đạo.

Vlegal Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331

Email: luatdongkhanh@gmail.com
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *