CHỨNG NHẬN ISO 9001:2015

1. ISO 9001 là gì?
ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015 – phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
ISO 9001:2015  đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp và chứng nhận phù hợp đối với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.
Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 – Phiên bản được điều chỉnh nhằm cải thiện công tác quản lý chất lượng. Thay thế phiên bản tiêu chuẩn cũ ISO 9001:2008, phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được công bố vào ngày 15 tháng 09 năm 2015. Phiên bản này đòi hỏi một số thay đổi và sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, tiêu chuẩn có liên quan đến các doanh nghiệp thuộc mọi phạm vi quy mô ở mọi ngành nghề trên toàn cầu. Phiên bản điều chỉnh ISO 9001 hướng đến mục đích điều chỉnh tốt hơn theo hướng phù hợp với các thị trường năng động và phức tạp mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang hướng đến, với các nội dung nâng cao và thay đổi về mặt cơ cấu.
Với các doanh nghiệp đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, việc phân tích thực trạng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi.
2. Các giai đoạn của quá trình chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO
Quá trình chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp diễn ra theo các bước sau đây. Các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong suốt quá trình đánh giá.
– Đánh giá sơ bộ (tùy chọn)
– Phân tích thực trạng (tùy chọn)
– Đánh giá chứng nhận: Kiểm tra hồ sơ chứng từ và việc thể hiện ý muốn áp dụng tiêu chuẩn trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp
– Cấp giấy chứng nhận và nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu chứng nhận trực tuyến Certipedia
– Đánh giá giám sát định kỳ
– Tái chứng nhận trước khi kết thúc thời hạn ba năm
3. Yêu cầu
3.1 Yêu cầu đối với hệ thống quản lý:
– Định hướng hệ thống: Doanh nghiệp tìm hiểu mối liên quan giữa tất cả các quy trình, xem chúng như là một hệ thống tích hợp và kiểm soát chúng một cách phù hợp
– Cải tiến liên tục: Cải tiến là mục tiêu cốt lõi đối với doanh nghiệp
– Ra quyết định theo nguyên tắc thực tế: Các quyết định do doanh nghiệp đưa ra phải dựa trên kết quả phân tích dữ liệu và thông tin một cách có hệ thống
3.2 Yêu cầu về quản lý đối với doanh nghiệp và nhân viên:
– Đội ngũ quản lý: Đội ngũ quản lý của doanh nghiệp thiết lập các mục tiêu thống nhất và định hướng tổ chức quản lý nội bộ. Điều đó giúp nhân viên tập trung hoàn toàn vào việc cố gắng đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã thiết lập cho họ.
– Quá trình tham gia của nhân viên: Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp tham gia vào quá trình quản lý chất lượng, phát huy các kỹ năng và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
3.3 Yêu cầu về các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung ứng:
– Định hướng khách hàng: doanh nghiệp cần hiểu được các yêu cầu của khách hàng và mong muốn đáp ứng, thậm chí thực hiện vượt hơn các yêu cầu ấy.
– Mối quan hệ với nhà cung ứng trên tinh thần đôi bên cùng có lợi: Doanh nghiệp và các nhà cung ứng của mình có mối liên quan với nhau. Đôi bên có thể cùng xác lập những điều kiện đôi bên cùng có lợi và mang đến những giá trị bổ sung cho nhau.
Hãy kết hợp hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp với các tiêu chuẩn hay yêu cầu chứng nhận riêng của ngành liên quan đến bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Từ đó hình thành một chiến lược quản lý tích hợp và tạo điều kiện lý tưởng cho quá trình phát triển kinh doanh trong tương lai.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ:
CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Website: luatdongkhanh.com – dongkhanhlegal.com
Email: luatdongkhanh@gmail.com
Hotline: 0919 485331/0978 173801

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *