GHI ÂM, GHI HÌNH CẢNH SÁT GIAO THÔNG LÀM NHIỆM VỤ?

1. Nhân có quyền giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Thông tư số 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vừa qua có hiệu lực (15/1/2020) đã quy định cụ thể về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động thi hành công vụ của các bộ, chiến sĩ công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Điều 10 của Thông tư này quy định những việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông:
« 1. Việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ. »
Nhân dân được quyền tham gia giám sát Công an nhân dân thực hiện các quy định như trên phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.

2. Nhân dân được giám sát bằng hình thức nào?
– Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng

– Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật
– Thông qua tiếp xúc, giải quyết các công việc trực tiếp với cán bộ, chiến sỹ
– Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
– Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.
Trước đây, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về quyền giám sát hoạt động của cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông về việc nhân dân được phép thực hiện quyền này thông qua hình thức là sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình. Thông tư 67/2019/TT- BCA có hiệu lực đã quy định cụ thể vấn đề này. Tuy nhiên, người dân cũng không được lạm dụgn quyền để thực hiện một cách tùy tiện mà vẫn phải thực hiện trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Cụ thể, việc giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
+ Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự. Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
+ Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
– Hơn nữa, Điều 3 Thông tư này còn quy định Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
“1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an; quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ, bảo đảm dân chủ đi đôi với giữ gìn trật tự, kỷ cương.
2. Các đường lối, chính sách và quy định về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được công khai, minh bạch và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
3. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm các quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; cản trở, chống người thi hành công vụ; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Như vậy, người dân cần chú ý khi thực quyền lợi của mình cũng phải tuân thủ các nguyên tắc và điều kiện mà pháp luật quy định để hành động thực hiện quyền là đúng đắn.

Vlegal Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331

Email: luatdongkhanh@gmail.com
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *