HƯỚNG DẪN THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VÀ THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Luật Đồng Khánh xin mô tả tóm tắt quy trình để một người nước ngoài vào lao động tại Việt Nam để quý khách hàng có thể nắm được cơ bản như sau:
1. Thứ nhất, người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

– Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
– Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
– Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
2. Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
a. Doanh nghiệp đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài với UBND cấp tỉnh nơi người lao động dự kiến làm việc
– Doanh nghiệp phải thực hiện bước này trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động đến UBND tỉnh

– Hồ sơ:
+ Công văn đăng ký nhu cầu tuyển dụng soạn thảo theo mẫu 01 Ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
+ Giấy giới thiệu/giấy ủy quyền (Đối với trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).
– Nộp trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa của cơ quan chấp thuận hoặc hệ thống cổng thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn
– Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp trực tiếp) và 12 ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp qua mạng)
b. Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
– Trong thời gian đợi chấp thuận của UBND tỉnh về việc tuyển dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP theo Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH
+ Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
+ Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn hạn của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.
+ Văn bản chứng minh là nhà quản lý, chuyên gia, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật
+ 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật
+ Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài
– Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định đến cơ quan cấp giấy phép lao động qua cổng thông tin điện tử.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
+ Nộp hồ sơ tại: Nộp trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa của cơ quan chấp thuận hoặc hệ thống cổng thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn
+ Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc
c. Sau khi người nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì Doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) phải thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động và báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất của tỉnh.
d. Cấp thẻ tạm trú theo thời hạn của giấy phép lao động cho người nước ngoài
– Sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam thì việc tiếp theo là xin cấp Thẻ tạm trú theo thời hạn của Giấy phép lao đông. Tại Việt Nam thời hạn của Giấy phép lao động là 02 năm vì vậy thời gian tối đa của thẻ tạm trú cũng là 02 năm theo giấy phép lao động.

– Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú gồm:
+ Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh (người sử dụng lao động)
+ Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh: Mẫu NA8 được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Tờ khai này được người đề nghị cấp thể tạm trú ký, ghi rõ họ tên. Cơ quan, tổ chức bảo lãnh đóng dấu giáp lai ảnh và tờ khai và đóng dấu treo ở bên còn lại;
+ Hộ chiếu của người đề nghị cấp thẻ tạm trú;
+ Giấy phép lao động của người đề nghị cấp thẻ tạm trú;
+ 03 ảnh mầu (kích thước 2cm x 3cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Giấy xác nhận tạm trú do Công an xã/phường nơi người nước ngoài tạm trú xác nhận;
+ Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị bảo lãnh.

Luật Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331

Email: luatdongkhanh@gmail.com
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *