THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM CHO CỬA HÀNG TẠP HÓA

Như đã đề cập đến ở bài viết trước, trường hợp cửa hàng tạp hóa kinh doanh nhiều mặt hàng, sản phẩm với địa điểm cố định và không phải là sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, ..(Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP) thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và các văn bản pháp luật khác liên quan. Theo đó, cơ sở phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (Giấy phép ATTP). Trong bài viết này, Luật Đồng Khánh xin trao đổi với quý khách hàng về thủ tục xin cấp Giấy phép ATTP theo quy định pháp luật hiện nay như sau:
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, …. Đây là quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.
– Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở phải đáp ứng các điều kiện theo quy định về hoạt động kinh doanh hàng hóa, thực phẩm theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010.
1. Xin giấy phép ATTP cho cửa hàng tạp hóa ở đâu?
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép ATTP cho cửa hàng tạp hóa là Sở Công thương nơi có cửa hàng tạp hóa (Căn cứ theo phụ lục IV Nghị định 15/2018/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và Điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của bộ công thương).
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP cho cửa hàng tạp hóa gồm những gì?
– Hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP lập thành một quyển gồm những giấy tờ, tài liệu sau:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở) bao gồm:
+ Giấy xác nhận đủ sức khỏe /Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp – bản sao có xác nhận của cơ sở
+ Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
3. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận
Cơ sở nộp hồ sơ đến bộ phận 1 cửa Sở Công thương nơi đặt cửa hàng, quy trình thực được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ và ra thông báo nếu hồ sơ không hợp lệ. Cơ sở phải có phản hồi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu quá thì hồ sơ không còn giá trị.

Bước 2: Thẩm định thực tế tại cơ sở
– Tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

– Nội dung thẩm định: Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận
– Trường hợp kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở “Đạt”. Trong vòng 05 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

– Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 03 năm. Trường hợp tiếp tục kinh doanh thì cơ sở nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn.
Trên đây là giải đáp của Luật Đồng Khánh về thủ tục xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cửa hàng tạp hóa. Còn thắc mắc, quý khách có thể hiện trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH Vlegal Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331

Email: luatdongkhanh@gmail.com
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *