MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH

Hộ kinh doanh là một chủ thể kinh doanh có hồ sơ pháp lý, đăng ký kinh doanh, được pháp luật công nhận và được pháp luật bảo vệ.
Hộ kinh doanh là do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, do đó, trường hợp hộ kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải làm thủ tục chuyển đổi thành doanh nghiệp. Khi thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
1. Về vấn đề đặt tên cho hộ kinh doanh
– Tên hộ kinh doanh gồm 2 thành tố:

+ Loại hình “Hộ kinh doanh”;
+ Tên riêng: Lưu ý, không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi huyện.
Ví dụ: Hộ kinh doanh My Sói; Hộ kinh doanh hàng tạp hóa Quỳnh Búp Bê
2. Về địa điểm kinh doanh
– Nếu như doanh nghiệp có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở nhiều nơi ngoài trụ sở chính để thực hiện hoạt động kinh doanh, đại diện thì cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc mà không được phép mở các đơn vị phụ thuộc như doanh nghiệp.

3. Về ngành, nghề kinh doanh
– Hộ kinh doanh thực hiện việc lựa chọn và đăng ký ngành, nghề kinh doanh tương tự như với doanh nghiệp trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

4. Về vốn kinh doanh
– Khác với các loại hình doanh nghiệp là sử dụng vốn điều lệ thì hộ kinh doanh sẽ sử dụng vốn kinh doanh để thực hiện khai báo khi đăng ký thành lập. Vốn kinh doanh là tổng giá trị tài sản do các cá nhân đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập hộ kinh doanh

– Hộ kinh doanh phải đáp ứng số vốn pháp định nếu đăng ký ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định (Ví dụ: Sản xuất phim, kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động, dịch vụ đòi nợ, ….)
5. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn vào hộ kinh doanh
– Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại

– Cá nhân thành lập, tham gia góp vốn tại hộ kinh doanh được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
Như vậy, đối với các trường hợp chủ thể kinh doanh nhỏ, không có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh thì chỉ cần đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể để đơn giản thủ tục và thuế khóa.

Công ty Luật TNHH Vlegal Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331

Email: luatdongkhanh@gmail.com
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *