CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CÓ BẮT BUỘC PHẢI CÓ CỔ PHẦN PHỔ THÔNG?

Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi trong công ty cổ phần (CTCP), cổ đông sáng lập có bắt buộc phải có cổ phần phổ thông không?
Cảm ơn bạn đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Luật Đồng Khánh, với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trao đổi giải đáp cho bạn như sau:
1. Cổ đông sáng lập có phải sở hữu cổ phần phổ thông không?
– Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
Trường hợp không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
………………”
– Như vậy, theo điều khoản này, các cổ đông sáng lập đều phải sở hữu cổ phần phổ thông trong công ty. Các cổ đông sáng lập cùng nhau đăng ký mua ít nhất là 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

2. Cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông có quyền và nghĩa vụ gì?
– Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các loại cổ phần, theo đó CTCP phải có cổ phần phổ thông, người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.

– Cổ đông nắm giữ cổ phần phổ thông có các quyền sau:
+ Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
+ Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
+ Ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trongcông ty;
+ Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014;
+ Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
+ Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
+ Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
+ Các quyền khác của nhóm cổ đông phổ thông
– Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông:
+ Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
+ Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
+ Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
+ Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật và Điều lệ công ty.
– Như vậy, cổ đông sáng lập phải sở hữu cổ phần phổ thông trong công ty để đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là cổ đông sáng lập.

Vlegal Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331

Email: luatdongkhanh@gmail.com
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *