HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU

Có quyền sở hữu là sẽ có những hành vi xâm phạm hoặc tiềm ẩn những hành vi xâm phạm, trên thực tế những điều đó là không thể tránh khỏi, hành vi xâm phạm có thể xuất hiện do cố ý hoặc vô ý. Đối với nhãn hiệu, một sản phẩm được chủ sở hữu tạo ra và xây dựng, đăng ký bảo hộ, trên thực tế cũng có rất nhiều những hành vi xâm phạm xảy ra. Chúng ta cần nhận biết được rằng, hành vi nào là xâm phạm theo quy định của pháp luật để có thể bảo vệ mình một cách hợp pháp. Luật Đồng Khánh với những kinh nghiệm của mình sẽ làm rõ cho quý khách hàng về những hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trong chuyên mục hôm nay.
1. Nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu
– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

– Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
– Chủ sở hữu nhãn hiệu có các quyền như sau đối với nhãn hiệu của mình:
+ Sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu
+ Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu
+ Có quyền định đoạt đối với nhãn hiệu của mình.
Theo đó, đối với nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu được phép thực hiện các quyền để sử dụng và bảo quyền quyền lợi của mình khỏi bị xâm phạm.
2. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Căn cứ theo quy định tại Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, theo đó, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy, đối với các trường hợp nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ, chủ sở hữu có quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu có hành vi xâm phạm như nêu ở trên. Khi bị xâm phạm, chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để chấm dứt hành vi xâm phạm.

Luật Đồng Khánh xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi. Có bất cứ thắc mắc gì xin quý khách liên hệ tới địa chỉ sau, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc của quý khách:

CÔNG TY LUẬT TNHH VLEGAL ĐỒNG KHÁNH
Điện thoại: 0919 485331/0865 698331

Email: luatdongkhanh@gmail.com
Website: www.luatdongkhanh.comwww.dongkhanhlegal.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *